LETUNG,
INDONESIA
(NV) - Sau hai ngày liên tục lội vào rừng
sâu viếng mộ, tắm biển và tham gia đêm lễ hội của dân địa
phương, bước sang ngày thứ sáu của hành tŕnh “Về Bến Tự
Do,” mọi người đă có phần thấm mệt.
Khí hậu nóng bức của buổi sáng trên xóm
đảo không chút gió khiến nhiều người chùng bước trong cuộc
viếng một số ngôi mộ trên núi, ngay gần làng chúng tôi tá
túc hai ngày qua. Tuy vậy, nhóm chúng tôi vẫn tiếp tục đến
cùng việc thắp nhang cho người nằm lại Letung trước giờ cả
đoàn rời bến tàu đến thị trấn Keramut, nơi người dân địa
phương vừa báo t́m ra được thêm một số mộ của thuyền nhân
Việt Nam.

Nhà báo Đinh Quang Anh Thái thắp
nén hương bên mộ Vương Kim Ngoan, em gái người quen ḿnh,
mà theo những ǵ ghi trên bia mộ, đă vĩnh viễn nằm lại mảnh
đất xa lạ khi vừa được tám tuổi.
(H́nh: Ngọc Lan/Người Việt)
Đoạn đường lên núi không xa, nhưng khó
đi bởi nó dốc và trơn. Nhà báo Đinh Quang Anh Thái, người
đồng nghiệp đồng hành cùng tôi trong những ngày qua, cứ phải
ch́a tay lôi tôi lên những con dốc.
Lên tới nơi, c̣n đang hổn hển thở, tôi
nh́n thấy ngay ngôi mộ mang tên Vương Kim Ngoan, mộ của em
một người quen. Tôi kêu lên, “Chú Thái ơi, đây là mộ của em
chú Lê Giang Trần bên Việt Herald mà hổm rày con nhắc hoài
nè.”
Trong một phóng sự viết về việc đi t́m
mộ của một người bên Úc vào dạo khoảng tháng 10 năm ngoái,
tôi t́nh cờ biết được tên những người đă nằm lại này. Sau
khi danh sách những ngôi mộ chưa có người thân nhận diện
được đăng trên nhật báo Người Việt, th́ ngay ngày hôm sau,
một số người đă nhận ra được thân nhân của ḿnh, trong đó có
người nhà của Vương Kim Ngoan, Chiêm Thành Kỷ, Nhan Thị Mộng
Hà, Vũ Tấn Trung,...
Thực sự, khi viết loạt phóng sự trên,
tên và vị trí của những ngôi mộ này nằm ở đâu trên những nơi
từng dung chứa người tị nạn tại Indonesia vẫn rất c̣n xa lạ
với tôi. Thế nhưng, ngay khi vào khu rừng sâu trên đảo Kuku
viếng mộ những người đă mất, tôi đọc ra ngay được những
“nhân vật” của ḿnh.
Trong số đó, tôi thực sự chú ư t́m kiếm
tên của ba người, đó là Nham Thị Mộng Hà, bạn thời tiểu học
của một đồng nghiệp tôi, Vương Kim Ngoan, em gái của một
quen, và Chiêm Thành Kỷ, ba của Chiêm Thanh Nhựt, một người
tôi t́nh cờ biết qua bài viết “Ba về khi má vừa đi.”
Lúc thấy tên Nhan Thị Mộng Hà trên đảo
Kuku, tôi đă lẩm bẩm nhiều lần, “Sao không thấy mộ em chú Lê
Giang Trần nhỉ?”
Ai ngờ, trước giờ rời khỏi nơi đây, tôi
lại “gặp” họ ngay ở đây, ở Letung, rất gần nơi tôi nghỉ lại
những ngày qua.

Bên mộ của ông Chiêm Thành Kỷ, ba
của Chiêm Thanh Nhựt, một nhân vật trong loạt bài phóng sự
về việc t́m mộ thuyền nhân của phóng viên Ngọc Lan, viết vào
tháng 10, 2009.
(H́nh: Đinh Quang Anh Thái/Người Việt)
Chú Thái gọi điện thoại về Mỹ xin số
điện thoại của chú Lê Giang Trần để báo tin. Gia đ́nh chú
chưa biết ngôi mộ của con em ḿnh đă được xây đắp lại ra
sao, dù đă nhờ người cầm tiền về chỉnh trang mộ phần. Chú
nhờ tôi chụp lại h́nh ngôi mộ, cũng như vị trí cảnh quang
chung quanh đó. Có khó ǵ đâu khi làm những chuyện như vậy
cho người quen ḿnh.
Chú Thái trang trọng thắp nén hương cho
em gái người quen ḿnh, mà theo những ǵ ghi trên bia mộ, đă
vĩnh viễn nằm lại mảnh đất xa lạ khi vừa được tám tuổi.
Tôi cũng nhận ra mộ của Chiêm Thành Kỷ,
ba của Chiêm Thanh Nhựt tại đây.
Một người dân địa phương nói, “Chỗ này
chôn 11 người bị ch́m tàu khi từ đảo ra thị trấn mua sắm
hàng hóa.”
Nghe vậy, chú Duật, hiện đang ở San
Francisco, lên tiếng, “Ồ, tôi có biết vụ này. Lúc đó tôi
cũng có mặt tại chỗ vớt người ta lên và làm hô hấp nhân tạo
cho họ mà. Dạo đó h́nh như là tháng 5 năm 79 th́ phải.”
Điều này trùng hợp với ngày mất được
ghi trên một số ngôi mộ. Tôi cũng nhớ lần đó, Chiêm Thanh
Nhựt kể câu chuyện về cái chết của ba ḿnh.
“Khi sang tới đảo, Nhựt mới được một
tuổi, bị bệnh rất nặng. Ba má đă theo tàu vào thị trấn t́m
mua thuốc cho Nhựt. Lúc về, tàu bị ch́m. Ba đă đỡ má Nhựt
nổi trên mặt nước cho đến khi tàu cứu hộ chạy tới. Khi đó ba
Nhựt hoàn toàn kiệt sức và qua đời. Má Nhựt khi tỉnh lại đă
hỏi ba đâu nhưng người ta giấu, chờ đến khi bà hoàn toàn
b́nh tĩnh mới cho bà hay tin.”
Qua đến Mỹ, Nhựt cùng má của ḿnh đă
nhiều lần muốn về t́m mộ ba nhưng điều kiện không cho phép.
Đến tháng 4 năm 2009 má Nhựt qua đời v́ bệnh ung thư. Khát
vọng đi t́m mộ phần của ba có lẽ cũng ch́m vào quên lăng,
bởi Nhựt chẳng nhớ được điều ǵ. Không ngờ, vài tháng sau
khi má Nhựt “ra đi” th́ ba Nhựt lại trở về, qua một tấm h́nh
chụp tên bia mộ.
Trên triền dốc núi, ngó ra biển cả,
những người dân địa phương đang sửa sang, cúng kiếng lại mộ
phần người thân ḿnh trong ngày lễ thanh minh.
Những người Việt nằm lại, có lẽ cũng
chạnh ḷng giây phút đó, bởi sự cô độc của ḿnh.
Có lẽ, lần sau, người tự tay thắp hương
và chụp lại những tấm ảnh này sẽ chính là anh, là chị, là
con của người nằm xuống. Như vậy, hương hồn họ đâu đó, sẽ ấm
áp hơn nhiều. Rất nhiều.
Tàu rời Letung, trên hành tŕnh trở về
Terampa, lần đầu tiên nước mắt tôi không chảy, bởi tôi đă
gặp được những người tôi muốn gặp, qua bia mộ.
|