Hành Tŕnh Về Bến Tự Do (Kỳ 5): Đảo Kuku: “Một lần trở lại nơi có ư nghĩa trong cuộc đời ḿnh”
Thursday, April 03, 2010
 
 
 
 
 

 


 

  • Ngọc Lan/Người Việt
     

PULAU KUKU, INDONESIA (NV).- “Tôi từng nghĩ trong cuộc đời ḿnh phải có một lần trở lại chốn này để t́m lại những kỷ niệm, dù chốn cũ đă thay đổi nhiều. Một lần thôi, t́m lại nơi có những kỷ niệm rất ư nghĩa trong cuộc đời ḿnh. Hôm nay tôi đă thực hiện được ước mơ đó.” Anh Quế Chi, người đă trải qua những ngày sống tại đảo Kuku từ 27 năm trước, đă cố gắng thật nhiều để kiềm chế cơn xúc động của ḿnh khi nói lên điều đó.

Ngày thứ tư của hành tŕnh “Về Bến Tự Do” là một ngày thật vui, thật mệt, và cũng thật nhiều nước mắt và cảm xúc.
 



Nhà báo Đinh Quang Anh Thái, thuyền nhân xưa trở về thăm đảo Kuku sau 26 năm,
“Không nhận ra ǵ quen, ngoại trừ biển. Chỗ kia ngày xưa là văn pḥng Cao ủy Liên Hiệp Quốc.”. (H́nh: Ngọc Lan/Người Việt )

 

 

Đảo Kuku, hồi ức và kỷ niệm

 

Sau khi ghé thị trấn Letung để đón nhận sự chào mừng nồng nhiệt của viên chức địa phương và cư dân trên đảo, con tàu tốc hành tiếp tục đưa chúng tôi đến đảo Kuku.

Chú Lưu Dân, người của Văn Khố Thuyền Nhân Việt Nam, cho rằng, “Đảo Kuku thuộc quần đảo Jemaja. Thực ra đó không phải là đảo mà là băi biển.”

Có thể về mặt địa lư, gọi “đảo Kuku” là không chính xác, nhưng cái tên “đảo Kuku” tự lúc nào đă trở nên gắn bó và thân quen với bao lứa người tị nạn từng trải qua những ngày không thể nào quên trên đó. Theo tiếng Indonesia, Kuku có nghĩa là “cậu.” Tên đó được người dân địa phương đặt cho một người Hoa đầu tiên đă đến khai phá khu rừng trên biển Kuku cũng như hướng dẫn người bản xứ cách khai khẩn đất hoang.
 



Những ngôi mộ c̣n có may mắn đọc được tên. (H́nh: Ngọc Lan/Người Việt )




Có những ngôi mộ chỉ c̣n lại những ḥn đá nhỏ, không tên. (H́nh: Ngọc Lan/Người Việt )


 

Lúc tàu gần cặp bờ, những người từng là thuyền nhân trên Kuku bắt đầu xôn xao, “Ḱa, Kuku đằng trước ḱa.”

Tàu dừng lại, trước mắt mọi người là một khu rừng sát biển, mênh mông lau sậy. Ngút ngàn cỏ và cây.

Sau khi lần lượt từng người phóng từ mũi tàu xuống bờ, nh́n vẻ mặt rất hứng chí của chị Nguyệt Hương, hiện đang ở Canada, tôi hỏi, “Ngày xưa chị ở đây, giờ trở về chị thấy lạ không?”

Chị Hương cười rất tươi, “Tôi đang đi t́m lăng bác.”

Tiếng ai đó nói dồn, “Có hai cái lăng hai bên, đẹp lắm! H́nh như là chỗ những mỏm đá đằng kia ḱa.”

“Lăng bác là cái ǵ? Tại sao gọi là lăng bác?” Tôi ṭ ṃ

Chị Hương lại cười, “Lăng bác là nơi đi ‘giải bầu tâm sự.”

Ra là vậy. “Lăng bác” là nơi có nhiều ḥn đá chất chồng tự nhiên nên không bị ảnh hưởng khi chính quyền địa phương hỏa thiêu toàn khu đảo sau khi đóng cửa trại tị nạn như một kiểu tổng vệ sinh. V́ thế, một số người trong đoàn lấy đó làm nơi định vị để xác định những dấu tích xưa.

Nhà báo Đinh Quang Anh Thái nhờ tôi chụp dùm chú tấm h́nh ngay tại mé biển, nơi mà “26 năm trước tôi tắm ở đây.”

“Không nhận ra ǵ quen, ngoại trừ biển. Chỗ kia ngày xưa là văn pḥng Cao ủy Liên Hiệp Quốc.” Vừa đốt thuốc liên tục, chú Thái vừa nói nhỏ.

Anh Vinh, ở Arizona, bồi hồi, “Kuku là chỗ tôi ở dài nhất. Cảnh khác rất nhiều. Những cái cây to này lúc đó không có. Tôi nghĩ đây là cầu tàu, kia là đường đi ra cầu tàu.”

Tôi nh́n theo những nơi anh Vinh chỉ để h́nh dung ngày xưa trại tị nạn là như thế nào.

Đứng tại nơi đang bị bao phủ không ǵ khác hơn là cỏ dại, chú Hanh - một thuyền nhân từng là đại úy pháo binh năm nào, hồi tưởng, “Tôi nhớ hồi đó tôi ngủ chỗ này.” Chú quay sang nói với chú Đức, em trai ḿnh, “Hai anh em ḿnh đi lấy củi trên kia.”
 



Chị Nguyệt Hương, ở Canada, cùng nhang và nước mắt cho người nằm xuống. (H́nh: Ngọc Lan/Người Việt )

 

Trong khi đó, chú Đức, người có vẻ phong trần của một dân cư miền biển, lại “nhớ chỗ mấy anh em ngồi nấu cháo, tán dóc.”

“Trở về đây rất xúc động, nhưng vật đổi sao dời nên chẳng c̣n mấy vết tích. Nhưng tôi nhận ra gốc cây này,” chú Đức nói với tôi ngay tại cây cổ thụ, nơi con tàu vừa đổ neo.

Mỗi người nhớ một chút. Người đến trước không nhớ có gốc cây to, người đến sau lại xem đó là nơi kỷ niệm. Chỗ này là các barrack, chỗ kia là bệnh xá, xa xa băi đá là ‘lăng bác.’

Anh Vinh, được xem là người đến đảo Kuku sớm nhất so với những người khác trong đoàn, mô tả với cả đoàn quang cảnh Kuku thời đầu.

“Tàu tôi đến Kuku ngày 30 hay 31 tháng 6 năm 79. Lúc đó thấy rất vắng người, và không hiểu v́ sao tàu lại bị đưa sang đảo khác, rồi một tuần sau mới quay lại Kuku. Chỉ cách nhau một tuần nhưng người đă đầy băi. Không c̣n chỗ trống buộc ḷng chúng tôi phải mua lại chỗ mà những người đến trước đă cắm cọc. Lúc đó cũng chưa có Cao Ủy Liên Hiệp Quốc ở đây. Khoảng 1, 2 tháng sau họ mới xuất hiện. Rồi những người dân địa phương cũng xuất hiện mua bán đổi chác với người tị nạn. Và chỉ chừng hơn 3 tháng sau, đứng từ trên nh́n xuống, nơi này trông như một thành phố, cũng có quán cà phê, hàng quán chè cháo. Nói chung là ḿnh muốn ăn cái ǵ cũng đều có bán. Tuy vậy cuộc sống chung của người tị nạn rất đau thương. Nhiều người đă chết v́ dịch tả, v́ sốt rét cấp tính.”

“Không tính những người chết trên biển, riêng ḥn đảo Kuku này có khoảng 2,000 người đă chết và được mai táng. Tuy vậy chỉ mới có 20 ngôi mộ được Văn Khố Thuyền Nhân t́m thấy.” Chú Trần Đông, giám đốc Văn Khố Thuyền Nhân, cũng là trưởng đoàn, cho biết thêm chi tiết trước khi đoàn người bắt đầu lên “băi trực thăng” viếng Nghĩa Trang Thuyền Nhân

 

Nén nhang và lời cầu nguyện cho người nằm lại

 



Anh Quế Chi, người có vẻ rất vui trong những ngày qua,
và luôn tươi cười khi nh́n ra những cảnh cũ, vậy mà, nơi nghĩa trang này, anh đă khóc. (H́nh: Ngọc Lan/Người Việt )
 

Sau khi ‘nhận diện’ nơi ḿnh từng sống qua những ǵ c̣n sót lại, cả đoàn 22 người, theo sự hướng dẫn của những tour guy địa phương, bắt đầu tiến sâu vào rừng.

Qua một chặng dài đường bằng phẳng chỉ chen chúc cỏ dại cỏ lát, đôi chỗ che lút đầu người, càng vào sâu con đường càng lên dốc và khó đi.

Những người khỏe đi trước, ch́a tay kéo những người lớn, những phụ nữ theo sau. Ngoại trừ người địa phương, chú Trần Đông, chú Lưu Dân thuộc Văn Khố Thuyền Nhân, và anh Hùng, anh Huy, hai người đă tham gia hành tŕnh “Về Bến Tự Do” đến 4 lần, các thành viên c̣n lại trong đoàn, kể cả những thuyền nhân từng sống ở Kuku, cũng chưa bao giờ đặt chân đến “Nghĩa Trang Thuyền Nhân” này.

Tôi cứ phải dừng lại thật lâu xem ḿnh có thể thay từ ǵ khác cho hai chữ “nghĩa trang” nơi đây không.

Thật lâu và thật lâu

Tôi không chọn được.

Cứ hăy gọi nơi đó là nghĩa trang. Một nghĩa trang đau thương và tàn nhẫn.

Những cái được gọi là “mộ” chỉ lác đác chưa đầy một bàn tay. C̣n lại đa phần chỉ “có vẻ là một ngôi mộ” của ngày xưa.

Một miếng đá to to. Một mảnh đá đă bể. Những ḥn đá nhỏ đắp quanh quanh. Tất cả đều là dấu tích cho biết có thể ai đó đă nằm yên dưới khoảng đất này.

Bó nhang được thắp lên và chia cho những người có mặt. Không ai cần lên tiếng hỏi “phải cắm ở đâu.”

Cứ đi và cắm xuống.

Một ḥn đó chỏng chơ nơi đây, một nhóm đá nhỏ đắp nhô lên, cũng có thể từng là nơi yên nghỉ của một người đă không thể đi trọn hành tŕnh đến bờ tự do.

Tất cả những người trong đoàn đều không có thân nhân nằm lại nơi đây. Nhưng nét đau thương vẫn cứ hiện trên gương mặt mỗi người.

Tôi bước đi, nh́n những ḥn đá, chụp những tấm h́nh, qua ống kính mờ nước. Tôi tự hỏi, ḿnh có đang vô t́nh giẫm lên ai đó đang nằm bên dưới kia không?

Đằng này một tiếng nói khẽ, “Cô này chết lúc mới 16 tuổi.”

Đằng kia giọng ai th́ thầm, “Có để tên người chết đó nhưng ḿnh không đọc được.”

Những tiếng sụt sùi. Những gương mặt cúi gằm che đậy cảm xúc.

Anh Quế Chi, người có vẻ rất vui trong những ngày qua, và luôn tươi cười khi nh́n ra những cảnh cũ, vậy mà, nơi nghĩa trang này, anh đă khóc.

“Tôi sống ở đây, nhưng giờ trở lại tôi mới biết có khu nghĩa trang này.” Anh Chi cố kiềm nén nỗi xúc động của ḿnh, môi cắn chặt, tay nắm chặt, đứt quăng từng câu nói.

Lặng lẽ một góc khác, chị Nguyệt Hương, vợ anh, cũng đưa tay lau nước mắt.

Chú Đinh Quang Anh Thái chọn cho ḿnh một góc nh́n ra mênh mông rừng và biển. Những điếu thuốc lại cứ liên tục được đốt. Lặng lẽ.

Đoàn người cúi đầu, cầu nguyện theo cách riêng của ḿnh, cho linh hồn người đă khuất.

Theo lời đề nghị của vợ chồng anh Quế Chi, cả đoàn xúm lại, mỗi người một tay nhổ cỏ và nhặt nhạnh rác rưởi quanh khu nghĩa trang này, như một kiểu tảo mộ, “để nh́n cho ấm áp hơn khi có bàn tay chăm sóc.”

Giă từ “Nghĩa Trang Thuyền Nhân” nơi băi trực thăng, cả đoàn vào rừng sâu hơn nữa để thăm những thuyền nhân xấu số khác. Đoạn đường càng lúc càng khó hơn. Nhiều dây leo cuốn lối và nhiều chỗ trơn trợt hơn.

Đến ngang một con suối, muốn đi tiếp buộc phải bước qua cầu khỉ. Phân nửa người bỏ cuộc. Gửi chiếc ba lô cho người ngồi lại, cùng chiếc máy ảnh trong tay, tôi theo chân những người đi trước.

Nơi đây, trong thăm thẳm rừng sâu này, tôi đâu ngờ có lúc ḿnh lại là người chụp h́nh những mộ bia mà dạo cuối năm ngoái trong một phóng sự viết về một người đi t́m mộ, tôi có nhắc đến tên họ. Đó là mộ của Nhan Thị Mộng Hà, Vũ Tấn Trung, Quách Thị Mai,… Những run rủi của cuộc đời, ai làm sao nói trước.

Vào sâu thêm nữa lại bắt gặp những dấu tích của một “nghĩa trang” hiu quạnh đến năo nề. Trong ẩm thấp rừng sâu, mấy mươi năm rồi, có được bao bàn chân lần về chốn này để thắp cho người nằm lại một nén nhang?

Tôi không biết đọc tiếng Hoa trên những mảnh bia c̣n sót lại qua những tàn phá của thời gian. Tôi không đọc được tên ai đă từng được khắc ghi trên phiến đá này trong ngày nằm xuống mà giờ đây dấu tích đă phai nḥa.

Tôi nh́n những người chung quanh. Anh Vinh, anh Chi, chị Hương, anh Huy, anh Hùng, chú Chính, chú Thái, cô Hương,… những người đă đến bến bờ và đă trở về. Tâm trạng họ hằn in trên gương mặt họ. Thương cảm. Xót xa.

Tôi ngồi xuống một cành cây ngă trong rừng. Thẫn thờ.

Anh Huy ở Georgia, người đă 4 lần tham gia chuyến đi “Về Bến Tự Do,” cũng ướt đầm mồ hôi, nh́n tôi nói, “Ai bảo rằng đi đây là sướng? Chị nh́n đi, cực lắm chứ. Đâu phải là cưỡi ngựa xem hoa. Mỗi lần trở lại tôi không mong ḿnh sẽ t́m thấy những điều ǵ mới lạ, mà mỗi lần quay về tôi lại thấy cuộc đời ḿnh có ư nghĩa hơn. Những giá trị tinh thần mang ư nghĩa tâm linh nhiều khi không nói hết.”

Tôi không đáp lại lời anh. Trong mênh mông quạnh quẽ của khu rừng, bỗng vang lên một âm thanh ǵ đó thật lạ. Có ai đó bảo, h́nh như hè đang đến, phải chăng là tiếng ve? Tôi lại không nghĩ như vậy.

Cả đoàn quay trở ra. Tôi ngồi cùng nhà báo Đinh Quang Anh Thái ngay trước băi biển Kuku, nơi các thuyền nhân xưa dừng chân lên đảo.

“Trở về đây, tôi cảm thấy cuộc đời ḿnh đă măn nguyện. Tôi thực không ngờ có ngày tôi trở về đây.” Và chú lại lang thang, một ḿnh, t́m một góc khuất, đắm ch́m trong những kư ức ngày xưa.

Trước bao la của đất trời, trước vô tận của biển cả, tôi nh́n ra biển. Bao con thuyền đă từng đến đây? Bao xác người đă tấp vào đây?

Quay nh́n lại vùng đất từng một thời là chốn tạm dung của mấy mươi ngàn đồng bào tôi. Tôi không biết rơ ḿnh đang nghĩ ǵ, muốn ǵ. Dâu bể của cuộc đời. Dâu bể của dân tộc tôi. Bao giờ chấm dứt?

Buổi tối, những thuyền nhân ngồi lại cùng nhau trước hàng hiên của một ngôi nhà trên xóm đảo Letung. Trong tiếng đàn guitar của chú Chính, một thuyền nhân ở Phillipin, hiện đang ở Úc, giọng hát thật lạ của chị Nguyệt Hương, vừa như da diết, vừa như năo nề ai oán trong bài hát “Làng tôi” nghe sao chất ngất những tái tê.

“Làng tôi có cây đa cao ngất từng xanh, có sông sâu lờ lững vờn quanh êm xuôi về Nam…”

Đêm Letung, những đứa con Việt nh́n về quê hương “ch́m chân trời mờ sương” ḷng tự hỏi ai gây nên nỗi bi ai này?