Hành Tŕnh Về Bến Tự Do (Kỳ 3): Indonesia và đảo Cabang TanjungPinang
Wednesday, March 31, 2010

Source: http://nguoi-viet.com/absolutenm/anmviewer.asp?a=110781&z=251

 

'Chút rượu hồng đây xin rưới xuống, Giải oan cho cuộc biển dâu này'

  • Ngọc Lan - Anh Thái/Người Việt

INDONESIA (NV) - Trôi qua ngày thứ nhất gặp gỡ, làm quen, trưa ngày thứ hai của cuộc hành tŕnh “Về Bến Tự Do,” đoàn người chuẩn bị lên đường ra bến phà để đến đảo Pinang, lănh thổ Indonesia.
 




Những thuyền nhân xưa vừa qua một “cuộc vượt biên mới” dài 1 giờ 40 phút
đến đảo TanjungPinang, Indonesia. (H́nh: Ngọc Lan/Người Việt)

“Ḿnh có từng đến đây chưa nhỉ?”

Chiếc xe bus “to đùng,” chở 10 người trong nhóm, băng qua xóm b́nh dân đông kịt người, hỗn độn xe, để ḥa vào những con đường rợp cây xanh, xanh mướt đến lạ lùng, mà ai đó đă từng gọi là “màu xanh Singapore.”

Trên đường ra bến phà để sang Pinang, nhiều người trên xe hỏi nhau, “Ḿnh có từng đến đây chưa nhỉ?” Người th́, “Có chứ, khi ở Galang th́ ḿnh phải sang đây rồi mới bay đi tiếp.” Người th́, “Sao không nhớ nữa. H́nh như là không th́ phải...”

Bến phà khá hiện đại, khác hẳn h́nh ảnh của bến phà ở Bắc Mỹ Thuận, Bắc Cần Thơ, hay Bắc B́nh Minh mà nhiều người có trong đầu.
 



Thưởng thức những món ăn lạ lùng chẳng giống bất cứ món ǵ ḿnh đă ăn.
(H́nh: Ngọc Lan/Người Việt)

 

Phà không chở xe hơi, xe đạp, xe gắn máy. Phà không có mía gim, bánh tráng phồng, nem Lai Vung. Phà không có trà đá bịch, chewinggum, bắp nấu. Phà không có xe ôm, xe lôi, xe taxi đậu dọc hai bên chờ khách hay lôi kéo khách.

Phà Singapore trông như một kiểu một sân bay nhỏ, cũng với những pḥng chờ, nơi đổi ngoại tệ, check-in hành lư, làm thủ tục hải quan, và... ngồi tán dóc hàng giờ trong lúc chờ xuống tàu.

Câu hỏi, “Ḿnh có từng đến đây chưa nhỉ?” lại được người này hỏi người kia. Người bảo “không” th́ càng thêm khẳng định điều ḿnh nói. Người bảo “có” th́ hơi hoang mang “không giống ǵ ngày xưa hết.”

H́nh như ai cũng đúng, bởi bến phà này mới được xây năm 1995!
 




Phải t́m mua bằng được gói thuốc lá Garam, một thời là người bạn giúp bao
thuyền nhân vơi nỗi nhớ nhà. (H́nh: Ngọc Lan/Người Việt)

 

C̣n dư nhiều thời gian, theo gợi ư của anh Đinh Quang Anh Thái, người luôn thu hút cả nhóm bởi kinh nghiệm sống dạn dày và những pho truyện đời sống động, mọi người sục sạo vào nhà hàng... nhỏ nhất nơi bến phà để “ăn thử những món mới cho biết, chứ cứ cái ǵ quen quen ăn hoài th́ chán lắm!”

Sau khi cân nhắc, tính toán, gọi món, chờ đợi, và nhấm nháp, kết luận cuối cùng là “Không nên nghe theo lời 'xúi' của ông Thái th́ hay hơn nhỡ nếu không có ngày chết chắc!”

Trong lúc ngồi chờ xuống tàu, mọi người lại tụm vào nhau kể chuyện ngày xưa.

 

Bao nhiêu người đă chết trên đường vượt biên?

Theo ước tính của Cao Ủy Tỵ Nạn Liên Hiệp Quốc, tính đến thời điểm bắt đầu áp dụng chính sách “thanh lọc và hồi hương” thuyền nhân, th́ tỷ lệ là cứ mỗi 3 người từng đặt chân đến trại tỵ nạn Đông Nam Á, có một người xấu số vùi thây trong ḷng biển. Hiện nay, cộng đồng VN trên toàn thế giới vào khoảng trên 2 triệu, không kể con số khoảng 130 ngàn ra đi ngay thời điểm cuối tháng 4, 1975; Số người đi theo chương tŕnh đoàn tụ gia đ́nh; số người sang Mỹ theo diện H.O và con lai; th́ số c̣n lại đến các quốc gia đệ tam với tư cách tị nạn lên tới trên một triệu người. Thành thử, có thể ước tính số người chết trên biển và trên đường bộ qua ngả Cambodia có thể đến nửa triệu người.

 

Anh Vinh, ở Arizona, vượt biên từ năm 1979 ngay khi nhận được giấy gọi đi “nghĩa vụ quân sự,” nhớ là từ Galang anh được chở sang Singapore trên một “chiếc tàu cây nhưng tương đối lớn” để chờ bay sang Mỹ. Tuy vậy, bây giờ anh chẳng nhận ra được dấu tích ǵ về bến phà của gần 31 năm về trước.

“Hồi xưa lúc ḿnh đến đây đâu có giống thế này. Như một con chuột lột vậy.” Anh Vinh nhận xét.

Cô Hương vẫn bằng giọng nói từ tốn chia sẻ, “Tâm trạng hồi trước và bây giờ khác nhau hoàn toàn.”

Cô kể có những người khi được gọi tên lên tàu để chở sang Singapore chờ bay tiếp đến nước thứ 3, họ thậm chí không có được đôi dép để mang. Có người bước xuống phi trường Mỹ trong những ngày mùa Đông, chỉ độc một chiếc áo cộc tay và cái quần dài “đă qua nhiều chinh chiến.”

Chuẩn bị sang Indonesia, một người trong đoàn cứ hỏi anh chàng hướng dẫn người bản xứ, “Ở Indonesia bây giờ có bán Garam không? Bên Mỹ không có Garam.”

Anh chàng ngạc nhiên, “Có chứ. Tại sao bên Mỹ lại không bán Garam?”

Nói qua nói lại th́ ra nhà báo Đinh Quang Anh Thái muốn hỏi thuốc lá Garam, thứ thuốc một thời gắn bó với dân tị nạn. Trong khi đó anh chàng kia lại hiểu “garam” trong tiếng bản xứ có nghĩa là “muối.”

Muốn hỏi thuốc lá Garam phải nói đầy đủ là “Gudang Garam.”

Nếu Singapore đón chúng tôi bằng những cơn mưa rào bất chợt, th́ ngay lúc chuẩn bị bước xuống tàu, trời Singapore cũng lại bất chợt đổ mưa, dù mới trước đó anh chàng “tour guy” cho hay “hôm nay trời nắng đẹp, mưa đă hết nước tuần trước rồi.”
 




Anh Vinh ở Arizona, trên hành tŕnh trở về Galang sau 31 năm. Phía sau anh Vinh
là con tàu đưa đoàn người từ Singapore đến Indonesia. (H́nh: Ngọc Lan/Người Việt)

Nh́n chiếc tàu nhỏ tṛng trành nơi bến, mọi người đội mưa, kéo hành lư lần lượt bước xuống trong màu trời xám xịt, xối xả những hạt mưa, một cái ǵ đó thật khó diễn tả cứ xốn xang trong ḷng...

Chị Hương, ở Canada, người đến Galang sau cùng so với nhóm người trong đoàn, năm 1984, tâm sự, “Ngày xưa khi cứ đi từ tàu này sang tàu khác khi chuyển từ đảo này sang đảo kia, tôi đă thề là sẽ không bao giờ bước chân xuống tàu nữa. Vậy mà bây giờ cái ǵ xui khiến lại ‘đâm đầu’ mà đi.”

“Hồi đó chị đi có giống vậy không?” Nghe tôi hỏi chị Hương mọi người cười ồ.

“Trời ơi, ḿnh nằm dưới hầm tàu, chật chội, ngột ngạt có biết ǵ đâu, chỉ nghe tiếng máy chạy và sóng đập thôi.” Chị Hương trả lời

Anh Vinh nhớ, “Hồi đó ḿnh đi không bị say sóng nên ḿnh chứng kiến tất cả mọi chuyện diễn ra. Người ta ói mửa. Người có con nhỏ. Người có cha mẹ già. Tôi không biết diễn tả tâm trạng của ḿnh như thế nào. Đến bây giờ tôi vẫn chưa gặp lại cảm xúc đó.”

Dường như ai cũng đang hướng ḷng ḿnh về những ngày xưa...

Mưa tạnh, nhiều người rủ nhau lên boong tàu nh́n cảnh vật.

Tôi ngồi lại trong khoang. Nhắm mắt nghe tiếng con tàu xé nước.

Nghe như nó “chạy” và sụp mạnh xuống những “ổ gà.”

Sóng dồi. Lắc lư.

Lúc êm êm. Lúc lại nghe như ḿnh lượn trên những h́nh “sin.”

Nhấp nhô. Nhấp nhô. Nhấp nhô.

Sau chừng 30 phút, tôi bắt đầu nôn. Những thuyền nhân kia nh́n tôi bằng cặp mắt tội nghiệp, “Điệu này mà hồi đó đi vượt biên th́ làm sao?”

Khoảng 40 phút tàu chạy ngang Batam, nơi được xem là trù phú và đang phát triển mạnh nhất hiện nay ở Indonesia. Ngay cả dân bản xứ muốn đến đây lập nghiệp cũng phải có giấy phép đặc biệt của chính quyền. Và, Galang, mảnh đất từng dung chứa bao người tị nạn nằm trên vùng đất này.

“Không ngờ Tanjung Pinang lớn thế này!”

Nơi phà cặp bến hoàn toàn khác hẳn nơi khởi hành.

Khác nhưng lại giống đến kỳ lạ: giống Việt Nam!

Lắc lắc đầu mấy cái để nhớ là ḿnh đang trên lănh thổ Indonesia. Nhưng mà sao tất cả lại giống những nơi từng qua ở Việt Nam đến thế.

Những người đàn ông đội nón an toàn ngồi trên những chiếc xe máy chờ khách lên bờ. Những chiếc xe chạy xe tới mời chào người đi bộ. Những chiếc taxi đủ màu đủ cỡ chờ xuất bến.

Và những ổ gà lớn động nước bự như ổ voi. Những ngôi nhà, có vẻ như những cơ quan công quyền, với những bức phù điêu, khẩu hiệu nằm dọc con đường chật hẹp, dằn xốc.

Con đường đưa chúng tôi từ bến phà về khách sạn qua những con dốc, qua những con phố, qua những giao lộ. Đâu đâu cũng thấy như rất gần rất quen. Những ngôi nhà mặt lộ đều là những cửa hàng nhỏ, nào tạp hóa, nào bán xe, nào bán lồng chim, nào bán giường tủ, nào phụ tùng xe, nào hàng trang trí nội thất,...

Xe chạy lướt qua, khi như ḿnh ngang Chợ Đệm, Tân An, khi như ở Ngă Ba Vũng Tàu, lúc lại giống Biên Ḥa, Hố Nai, chỗ trông như Phan Thiết, Mũi Né,...

Giống đến lạ lùng, chỉ khác chăng là xe lưu thông bên trái, như Singapore, và người ta nói tiếng ǵ ḿnh chẳng hiểu.

“Không ngờ đảo này lớn như vậy. Trước giờ nghe nói 'sang Pinang chơi' cứ ngỡ nó rất nhỏ, ḿnh có thể đi long ṿng trên đó chứ!” Nhiều người trong xe nhận xét.

“Hồi đó ở đảo, được sang đây chơi là ước mơ thiên đường của nhiều người đó,” cô Phi, con gái của một trong những nhà báo nổi tiếng của Sài G̣n trước 75, Hà Thượng Nhân, nhắc.

Anh Vinh tiếp, “Lúc đó, những người có tiền trên đảo Galang họ lo lót giấy tờ để đi phà sang đây chơi và mua bán.”

“Họ mua bán cái ǵ?”

“Th́ người trên đảo cần ǵ th́ họ mua về bán. Nhiều người đă làm giàu như vậy.” Anh Vinh đáp.

Th́ ra trong những ngày sống nơi trại tị nạn, nhiều người vẫn tận dụng những cơ hội để làm ăn. Cô Hương kể, “Hồi đó gia đ́nh chủ tàu đi họ mang theo đủ thứ đồ nghề hết, có cả cái cối đá nữa!”

“Để làm chi?”

“Giă gạo làm bún bán.” Cô trả lời.

“Chưa hết, Indonesia là xứ Hồi Giáo không cho ăn thịt heo, vậy mà cuối cùng họ cũng chạy chọt nuôi heo bán thịt, nuôi cả một trại luôn.” Chú Duật, người kỹ sư công chánh ngày xưa, người có nhiều đóng góp cho Galang từ những ngày c̣n hoang sơ, kể tiếp.

Xe chở đoàn cựu thuyền nhân đến một khách sạn đẹp đẽ và sang trọng. Mọi thứ ở đây có vẻ tiện nghi và rẻ hơn nhiều so với khu xóm b́nh dân ở Singapore.

Trong lúc chờ đợi đoàn người từ Malaysia sang tháp tùng để tiếp tục hành tŕnh về những ḥn đảo từng là trại tị nạn ở Indonesia, nhóm chúng tôi lại tụm lại, và không ǵ hơn... lại nhắc chuyện ở đảo.

Có điều câu chuyện tối nay không là những chuyện cơ cực của thuyền nhân, mà là câu chuyện của những bè phái trên đảo, của những con người luôn cho ḿnh quyền “ăn trên ngồi trước,” và chuyện của những người thích chụp mũ những ai ḿnh không ưa bằng cụm từ, “nó là cộng sản!”

Câu chuyện bị cắt ngang khi đoàn người từ Malaysia về đến khách sạn.

Tôi được giới thiệu với một người tên Hùng. “Đó là một người rất có ḷng,” người ta giới thiệu về anh như thế.

Trong cuộc gặp gỡ chớp nhoáng, tôi chỉ kịp biết anh đến từ Thụy Sĩ. Anh đă trở về Galang 4 lần, và lần này, anh về đó trước, từ ngày 23 tháng 3, để sơn phết lại những ngôi mộ.

Và, một người dân bản xứ làm cùng anh đă trông thấy “ba cô” ngồi vắt vẻo trên cây, ngay tại Miếu Ba Cô.

Miếu Ba Cô là một thảm kịch của lịch sử thuyền nhân.

Vào những năm cuối của thập niên 80, khi Cao Ủy Tị Nạn Liên Hiệp Quốc thi hành chính sách “thanh lọc” và “hồi hương” thuyền nhân, ba cô gái đều bị các phái đoàn của các quốc gia thứ ba từ chối qui chế tị nạn. Tuyệt vọng, ba cô t́m đến cây cổ thụ trên đảo Galang thắt cổ, mang theo trong ḷng nỗi ai oán.

Miếu Ba Cô, sau đó, thiêng đến độ nhiều người dân Đài Loan, Hồng Kông, Nhật Bản, Trung Quốc đă t́m đến để hương khói, cầu nguyện.

“Chút rượu hồng đây xin rưới xuống
Giải oan cho cuộc biển dâu này.”
(Tô Thùy Yên trong bài Ta Về)

Ḷng dặn ḷng sẽ đến, trong những ngày tới. Một nén nhang, cho người, đă khuất...