Phụ bản AQuân Lực Việt Nam Cộng Hòa***** Là một quân nhân dù trên cổ không còn mang “tấm thẻ bài” ghi tên Phạm Bá Hoa, loại máu O, nhưng vẫn còn nhớ số quân 50A/400.005, tôi xin góp phần ôn lại chuyện hôm qua về quân đội mà tôi đã phục vụ 20 năm 11 tháng 18 ngày. Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa, có sức mạnh của một lịch sử hào hùng, với dũng khí của một dân tộc vẻ vang, xông pha trận mạc bằng lý tưởng tự do dân chủ, trong mục đích phục vụ nguyện vọng toàn dân, bao gồm các quyền tự do căn bản và quyền mưu tìm hạnh phúc cho bản thân, cho gia đình, và quê hương Việt Nam sẽ trở nên hùng mạnh. Nhưng, Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa đã bị “bức tử” từ ngày 30 tháng 4 năm 1975. Bài này góp phần “ôn lại chuyện hôm qua”. Ôn lại chuyện hôm qua, không phải để hoài niệm hay luyến tiếc bất cứ điều gì, mà để xác định đúng một chế độ phục vụ nguyện vọng người dân, để khẳng định một lập trường chính trị, để góp phần ung đúc ý chí dấn thân trong công cuộc dân chủ hóa chế độ chính trị trên quê hương Việt Nam. 1950-1954: Giai đoạn hình thành Trong cuộc chiến tranh giữa quân Pháp thực dân với Việt Minh cộng sản (1946-1954), Quốc Hội Pháp thông qua đạo luật vào tháng 5 năm 1950, thành lập quân đội Việt Nam với 60.000 quân, với danh xưng “Quân Đội Quốc Gia Việt Nam” trong khuôn khổ Liên Hiệp Pháp Nhưng đến ngày 01/05/1952, văn kiện thành lập Bộ Tổng Tham Mưu mới chánh thức ban hành do Quốc Trưởng Bảo Đại ký, và vị Tổng Tham Mưu Trưởng đầu tiên là Thiếu Tướng Nguyễn Văn Hinh. Bản doanh Bộ Tổng Tham Mưu tọa lạc trên đại lộ Trần Hưng Đạo, Quận 5 Sài Gòn. Trước khi thành lập Bộ Tổng Tham Mưu, đã có một số đơn vị được thành lập, tuy là đơn vị Việt Nam nhưng do sĩ quan Pháp chỉ huy: “Trường Sĩ Quan Việt Nam” tại Huế 1948, sau 2 khóa đào tạo sĩ quan đã chuyển lên Đà Lạt tiếp nhận Trường Võ Bị Liên Quân Đặc Biệt của Pháp, và đổi tên là "Trường Võ Bị Liên Quân Đà Lạt". Đầu những năm 1960, trường này cải tổ chương trình huấn luyện với thời gian đào tạo sĩ quan hiện dịch lên đến 4 năm, và đổi tên là “Trường Võ Bị Quốc Gia”. “Trường Sĩ Quan Trừ Bị Thủ Đức” và “Trường Sĩ Quan Trừ Bị Nam Định”, văn kiện thành lập từ ngày 24/12/1950, nhưng đến những tháng cuối năm 1951 mới bắt đầu khai giảng khóa đầu tiên. Trường Nam Định chỉ đào tạo khóa duy nhất rồi đóng cửa. Trong năm 1951, các đơn vị đầu tiên và thấp nhất được thành lập, là: Thiết Giáp. Truyền Tin. Quân Vận. Nhẩy Dù. Công Binh. Pháo Binh. Trong khi trên chiến trường, hoạt động quân sự của Việt Minh cộng sản, với sự yểm trợ tối đa của Trung Hoa cộng sản, làm cho bộ tư lệnh viễn chinh Pháp ngày càng bối rối bởi những trận đánh với cấp bộ đại đoàn, một loại đơn vị chiến thuật trên cấp trung đoàn nhưng dưới cấp sư đoàn. Một căn cứ kiên cố bậc nhất của Pháp tại chiến trường Đông Dương với gần 13.000 quân trú phòng, được xây dựng trong vùng lòng chảo Điện Biên Phủ, gần biên giới Lào. Mục tiêu là nhử các đơn vị lớn của Việt Minh cộng sản đến để Pháp dùng hỏa lực pháo binh và không quân tiêu diệt. Nhưng, sau 3 tháng đánh nhau dữ dội với những tổn thất nặng nề cho cả hai bên, ngày 07/05/1954, quân trú phòng Pháp đầu hàng. Sự kiện này đã dẫn đến Hiệp Định đình chiến ngày 20/07/1954 tại Genève, Thụy Sĩ, chia Việt Nam thành hai quốc gia: Từ vĩ tuyến 17 trở lên phía bắc là nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa do cộng sản cai trị, từ vĩ tuyến 17 trở xuống phía nam, là nước Quốc Gia Việt Nam theo chế độ tự do. Hiệp định đó không có chữ ký của Việt Nam và Hoa Kỳ. Lúc bấy giờ, dưới Quốc Trưởng Bảo Đại có chánh phủ do Thủ Tướng Ngô Đình Diệm lãnh đạo. Biết bao vấn đề khó khăn khi đất nước chỉ còn lại từ vĩ tuyến 17 trở xuống, trong đó công tác định cư cho gần 1.000.000 đồng bào miền Bắc thoát khỏi chế độ cộng sản vào Nam tìm tự do, là một trong những mục tiêu lớn của chánh phủ mới nhận trách nhiệm ngày 07/07/1954, vỏn vẹn chỉ hai tuần lễ trước đó. Vào cuối giai đoạn này, Quân Đội Quốc Gia Việt Nam có:
Lục Quân:
Không Quân:
Hải Quân:
1955-1967, giai đoạn phát triển lần 1. Để kịp thời chống lại nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa do họ cài lại hằng chục ngàn đảng viên cộng sản trên lãnh thổ Việt Nam Cộng Hòa khi họ chuyển từ Nam ra Bắc. Hiệp Định Đình Chiến có điều khoản qui định, lực lượng của cộng sản tại miền Nam tập trung lại rồi chuyển ra miền Bắc (Hiệp Định qui định, cộng sản miền Bắc chuyển lực luợng trong Nam ra Bắc). Một kế hoạch tái tổ chức toàn bộ quân đội được thực hiện ngay trong năm 1955. Lúc ấy, tổ chức đơn vị cao nhất chỉ là cấp Tiểu Đoàn, được tổ chức thành Trung, Sư Đoàn, và Quân Đoàn, với dụng cụ chiến tranh do Hoa Kỳ viện trợ. Đầu năm 1956, toàn bộ quân đội Pháp rút khỏi Việt Nam. Bản doanh Bộ Tổng Tham Mưu, từ Quận 5 chuyển đến địa điểm mới gần phi trường Tân Sơn Nhất thuộc Quận Phú Nhuận (tỉnh Gia Định), trước đó là bản doanh của Bộ Tư Lệnh Viễn Chinh Pháp. Doanh trại này rất khang trang, bề thế, có tên là “Trại Trần Hưng Đạo”, tọa lạc trên đường Võ Tánh nối dài. Cuộc cải tổ bước đầu hoàn tất, với 4 Sư Đoàn Dã Chiến (1, 2, 3, 4) và 6 Sư Đoàn Khinh Chiến (11,12, 13, 14, 15, 16). Sự khác biệt giữa hai loại Sư Đoàn này là vấn đề trang bị. Sư Đoàn Khinh Chiến với quân số khoảng 6.500 và trang bị nhẹ, trong khi Sư Đoàn Dã Chiến với quân số khoảng 10.000 và trang bị nặng. Cuộc cải tổ sang bước thứ hai. 10 Sư Đoàn đó tổ chức lại thành 7 Sư Đoàn Bộ Binh (1, 2, 5, 7, 21, 22, 23) Loại Sư Đoàn này thống nhất về tổ chức lẫn trang bị, với quân số mỗi Sư Đoàn khoảng 10.500 quân, có đủ các đơn vị binh chủng yểm trợ trực thuộc: Quân Vận, Quân Nhu, Quân Cụ, Quân Y, Cộng Binh, Truyền Tin, Pháo Binh, Thiết Giáp. Lần lượt theo thời gian, thành lập thêm 3 Sư Đoàn Bộ Binh (9, 25, 18) và phát triển Lữ Đoàn Nhẩy Dù với Lữ Đoàn Thủy Quân Lục Chiến lên cấp Sư Đoàn. Trong giai đoạn này, nhiều cuộc đảo chánh quân sự xảy ra đã ảnh hưởng đến nhiệm vụ quân sự của quân đội, và trong một mức độ nào đó, đã ảnh hưởng đến sự phân hóa ở cấp lãnh đạo cao nhất. Tháng 4 năm 1964, Trung Tướng Nguyễn Khánh (cầm quyền sau cuộc đảo chánh ngày 30/1/1964), đã hệ thống hóa tổ chức quân đội với danh xưng “Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa” bao gồm: Hải Quân, Lục Quân, Không Quân, và Địa Phương Quân Nghĩa Quân. Do lời kêu gọi của Trung Tướng Nguyễn Khánh, các quốc gia Đồng Minh gồm Hoa Kỳ, Đại Hàn (S. Korea), Thái Lan, Australia, New Zealand, Phi Luật Tân, đưa quân đến giúp Việt Nam chống cộng sản. Quân đội đông nhất là Hoa Kỳ với hơn 500.000 quân. Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa vào cuối giai đoạn 1955-1967, như sau: Bộ Tổng Tham Mưu với các cơ quan phòng sở trực thuộc. Lục Quân:
Không Quân:
Hải Quân:
1968-1975, giai đoạn phát triển cao điểm. Sau cuộc tổng tấn công của quân cộng sản vào hầu hết các tỉnh lỵ trên toàn quốc đầu năm 1968 nhân Tết Nguyên Đán Mậu Thân, Hoa Kỳ cung cấp một số loại vũ khí mới cho Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa, như: Súng trường M16, súng đại liên M60, súng phóng lựu M79, súng chống chiến xa M72, … Lúc ấy gọi là “tối tân hóa quân dụng”. Thành lập thên Sư Đoàn 3 Bộ Binh. Do thỏa Ước Chấm Dứt Chiến Tranh và Lập Lại Hòa Bình, ký ngày 27 tháng 1 năm 1973 tại Paris, toàn bộ quân đội Đồng Minh rút khỏi Việt Nam Cộng Hòa. Quân đội Hoa Kỳ để lại hầu hết vũ khí giúp quân lực Việt Nam Cộng Hòa gia tăng quân số, khả dĩ lấp vào khoảng trống do quân đội Đồng Minh rút về nước. Lúc ấy gọi là “Việt Nam Hóa Chiến Tranh”. Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa vào đầu năm 1975, với quân số gần 1.100.000 người trong hệ thống tổ chức như sau:
Về huấn luyện.
Về quản trị.
Về trang bị tổng quát. Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa được trang bị:
Về tổ chức: Bộ Tổng Tham Mưu với các cơ quan trực thuộc, kể cả hệ thống quân trường. Lục Quân. Quân số chủ lực quân là 450.367 người, và tổ chức tổng quát như sau:
Không Quân. Quân số hơn 61.453 và tổ chức tổng quát như sau:
Hải Quân. Quân số hơn 40.931 và tổ chức tổng quát như sau:
*****
1- Lời trần tình 5- Quân Đội Lãnh Đạo Quốc Gia ngày 19 tháng 6 năm 1965 6- Khủng Hoảng Chính Trị ngày 9 tháng 3 năm 1966 7- Vài Sự Kiện Quan Trọng 8- Những Tháng Cuối Cùng của cuộc chiến 1954-1975 9- Những Ngày Cuối Cùng 10-Giờ Thứ 25 11-Thay lời kếtPhụ bản A: Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa Phụ bản B: Chân dung Người Lính Việt Nam Cộng Hòa Phụ bản C: Chân dung Người Vợ Lính Việt Nam Cộng Hòa Phụ bản D: Nhận xét của một số độc giả Phụ bản E: Tác giả |