NGHĨA TRANG KHU
F (5-4-2013, VBTD 12)
trùng tu đợt 1 từ 5 đến 12 tháng 4-2013,
chuyến VBTD 12
|
Bia tưởng niệm nghĩa trang Khu F ghi nhận có 151 ngôi mộ tại địa
điểm này. Đóng cửa vào tháng 11-1991, Bidong trở thành khu vực cấm
mãi đến năm 1999. Từ năm 2005 đến nay Văn Khố Thuyền Nhân đã chi trả
nhiều khoản tiền để diệt cỏ khu nghĩa trang, nhưng chỉ có khu vực
cao được diệt cỏ, còn khu vực thấp cỏ vẫn tràn lan, đi trên mộ và đi
trên đất bằng đều không phân biệt được vì lớp thảm cỏ quá dày. Quyết
tâm dọn sạch cỏ tất cả 4 khu nghĩa trang trên đảo Bidong bằng lực
lượng 20 người Việt hải ngoại, thuê mướn thêm 10 nhân công địa
phương và 10 người phụ trách hậu cần, từ thợ nấu ăn đến thợ máy cùng
số dụng cụ và vật liệu, của Đức và Nhật, trên dưới 4 tấn mang ra đảo
bằng tổn phí trước sau, kể cả hai chuyến đi tiền trạm, gần 60.000 Úc
kim. Chính điểm này đã khiến ông Alex Lee Giám đốc công ty du lịch
Ping Anchorage, bạn chí thiết với Văn Khố Thuyền Nhân từ 10 năm qua,
mạnh dạn trình bày với bà Hoàng Thái Hậu, mẹ Đức Vua tiểu bang
Terengganu, để nhờ giúp đỡ thêm vì Alex vẫn ngại 5 này đêm cấm trại
vẫn chưa đủ để làm thay đổi thật sự "bộ mặt đầy cỏ dại" của các
nghĩa trang Bidong trong 22 năm qua. Bà Hoàng Thái Hậu bảo Alex
trình bày với với Đức Vua. Tại buổi dạ yến, Đức Vua đã gọi ông Thủ
Hiến tiểu bang Terengganu và yêu cầu ông Thủ Hiến tận tình giúp đỡ.
Trước mặt Đức Vua và ông Alex, ngài Thủ Hiến đã hứa một ngân khoản
200.000 Mã kim để giúp dọn dẹp đảo Bidong. Sô tiền này sau đó đã
được chuyển cho cơ quan hữu trách trong chính quyền Terengganu để
diệt cỏ và dọn dẹp nhiều nơi trên toàn đảo. Nhờ chương trình này,
trong 5 ngày cắm trại tại Bidong, mất 1 ngày ổn định chỗ ăn ở, ngày
thứ nhất, mất thêm 1 ngày rưởi vì trời mưa lớn, chúng tôi chỉ còn 3
ngày rưởi để làm việc.
Bốn ngày làm việc được bắt đầu bằng đêm cầu nguyện và cầu an do
Đại Đức Thích Phước Thiền chùa Quang Minh thực hiện. Xong lễ thầy
nói rất tự tin: "Các anh chị cứ an tâm làm việc, bảo đảm sẽ an toàn
không có gì đáng tiếc xảy ra". Tôi bán tín bán nghi, tin thì có tin,
nhưng sợ thì vẫn cứ sợ, vì máy móc vô tình, anh em làm việc mỏi mệt,
tai nạn rất dễ xảy ra.
Ngày thứ nhất trời nắng như đổ lửa. Đồi khu F bốn bề cây che kín,
không một chút gió thoáng qua. Anh Đặng Trung Chính, Kế Toán tại
Sydney, vừa làm vừa nói qua tiếng thở: "60 tuổi rồi, bây giờ mới
biết đổ mồ hôi mẹ mồi con là cái gì!" Anh lính già Trần Đức Nhuận
cởi trần sơn mộ. Ông Nghị viên Trần Nhân cũng lê lết từ ngôi mộ này
đến ngôi mộ khác để sơn. Cháu Đặng Trần an, 25 tuổi, bạch diện thư
sinh, lần đầu tiên trong đời, đội nắng dầm mưa cầm máy thổi, máy
cưa, máy cắt cỏ để làm việc. Chị Kim Anh, chị Tâm, chị Thanh Hà hốt
cỏ, kẻ chữ trên mộ, tiếp tế đồ ăn nước uống cho từng người giữa trời
nắng như thiêu đốt, một ngày ba bốn bận đi lên đi xuống đồi khu F.
Người nào người nấy áo cà cả quần đều ướt sủng mồ hôi.
Ngày thứ hai trời dịu mát, có nhiều mây. Ngày thứ ba trời mưa
buổi sáng và ban đêm. Ngày thứ tư trời mưa thêm buổi sáng và ban
đêm. Chúng tôi bắt đầu bị ướt. Quần áo không khô, sáng vẫn măt quần
áo ẩm ướt đi làm. Ngày thứ năm mưa buổi sáng hai lần, buổi chiều
thêm một lần mưa nặng hạt. Nước sơn chưa kịp khô bị mưa trôi đi.
Trời mưa dù ướt khó làm việc, nhưng mát mẻ, vẫn cảm thấy khoẻ hơn
trời nắng gắt.
Qua ngày thứ ba trên đảo, tôi cảm thấy nhẹ người. Mục tiêu đặt ra
từ ban đầu: sau 22 năm bị bỏ hoang lần này chúng tôi không muốn
nhìn thấy cọng cỏ nào trên nghĩa trang Khu F, chỉ muốn nhìn thấy mặt
đất mà thôi. Lời nguyện nay đã thành hiện thực. Sau 22 năm kể từ
ngày Bidong đóng cửa đến nay, dù đã hàng chục lần đến Bidong, đây là
lần đầu tiên nhìn thấy nghĩa trang Bidong được sạch cỏ. Nhìn anh em
hì hục ướt sủng mồ hôi, nhìn Bidong sạch bóng không còn cọng cỏ,
thương quá là thương, tôi rơi nước mắt.
|

Bốn tuần trước ngày đoàn VBTD 12 tới Bidong, tôi đã đến đây với 5
nhân công Malaysia để xịt thuốc diệt cỏ lần thứ nhì. Nghĩa trang Khu
F vơi lớp cỏ và lá khô. |
 Nghĩa
trang Khu F với lớp cỏ, lá khô và cây khô. |

Nghĩa trang Khu F vơi lớp cỏ, lá khô và cây khô.
|

Dùng cào để cào cỏ khô đi.
|

Hốt cỏ khô đầy đi chỗ khác.
|

Hốt cỏ khô đầy đi chỗ khác.
|

Dùng máy xít nước áp suất cao để rửa mộ. Rửa tới đâu sạch bóng tới
đó. Việc chuyển vận nước và bơm nước lên đồi khu F là cả một việc
gian nan và vất vả.
|

|

Đắp lại một số mộ bị bể. Không còn cỏ khô hay cỏ tươi trong khu vực
nghĩa trang.
|

Phải kéo nước ngọt từ bờ biển lên đồi khu F đổ vào bồn chứa nước
bằng cao su mua từ Úc mang qua Bidong.
|

Anh Lưu Dân và chị Kim Anh sơn bảng Tưởng niệm tại nghĩa trang.
|

Nghị viên Trần Nhân sơn mộ.
|

Các nấc thang đi lên đồi khu F được phục hồi trở lại.
|

Hốt rác, lượm ỏ cho thật sạch nhé.
|
 |

Mộ đã rửa sạch bên cạnh các mộ chưa được rửa.
|
 |

Các ngôi mộ được sơn 3 lớp. Lớp sơn lót, lớp sơn thật, và lớp sơn
phủ b6n ngoài chống để bảo vệ. Tất cả đều là sơn nhập cảng của hãng
DULUX. |

Thích nhất là cảnh này đây. Sau 22 năm bây giờ mới nhìn thấy biển và
có chút gió mát.
|
|
Vài hình ảnh
5 ngày đêm cắm
trại tại Bidong
(từ 7 đến 12 tháng 4-2013), VBTD 12,
thực hiện trùng tu 4 nghĩa trang Bidong,
đợt 1
|

4 tấn dụng cụ và vật liệu được 3 tàu chỡ tới đảo Bidong. Máy
phát điện, máy bơm nước áp suất cao, máy cưa ngắn và dài, máy
thổi, máy cắt cỏ, 50 trụ bê tông, 100
bao xi măng (40 kg một bao), 50 bình nước 20 lít, 15 thùng
sơn/20 lít 1 thùng, nước uống, và nồi niêu song chảo, lều, dao,
len, cuốc, xẻng, nhang, đèn, trái cây, ... cho cả một "đạo
quân". |
 |
 |
 |
 |
 |

Một số dụng cụ được đưa lên cầu tàu. |

Ba bốn chuyến xe mới chỡ hết dụng cụ tới bến phà. |

Nhà bếp dã chiến và dụng cụ nhà bếp.
|

Lều "chỉ huy".
|

Lều của phe ta dọc bờ biển.
|

Lều, võng của phe ta.
|

Lều của nhân viên hậu cần.
|

Chụp lưu niệm vơi phái đoàn của Bộ Du Lịch Malaysia đến thăm tại
Bidong.
|

Văn nghệ dã chiến sau một ngày mệt nhọc. |

Nhà bếp phục vụ ăn tối. |

Thích nhất là giọng bolero của anh Đức.
Khi anh hát hai con mắt lim dim, hàm
râu giựt giựt, cái miệng thì trề ra dài cả thước mà giọng hát
vào lúc nửa đêm thì mùi không bút mực nào tả được. |
|
|
|